Thiền định trong tranh muối của nghệ sĩ Motoi Yamamoto

Khi chúng tôi bước vào Trung tâm Khoa học Meldrum vào một chiều thứ sáu, tác phẩm này đã gần như hoàn thiện. Từ độ cao hai tầng nhìn xuống, tôi có thể thấy toàn vẹn tác phẩm, như một vòng tròn khổng lồ hơn 9 mét vuông, trên nền gỗ bên dưới. Từ tâm điểm của tác phẩm, hình thành từ những vệt muối, những hình hài trừu tượng và sống động hình thành từ những lỗ trống, tưởng như xem các loài vi khuẩn vi mô sinh sôi trên một đĩa thí nghiệm khổng lồ.

Anh cẩn thận tô vẽ từng vệt muối với một chai muối nhỏ trong tay, say mê với những mê cung đường nét đang dần tạo dựng nên vòng tròn kì lạ ấy.

Motoi Yamamoto, với chiếc áo phông đen thường lệ, ngồi gọn ở một góc ngoài mê cung muối đầy huyễn hoặc này. Anh cẩn thận tô vẽ từng vệt muối với một chai muối nhỏ trong tay, say mê với những mê cung đường nét đang dần tạo dựng nên vòng tròn kì lạ ấy.

JKR_3718

Những họa tiết đầy mê hoặc và chi tiết đáng kinh ngạc này càng rõ rệt khi nhìn từ trên cao. Từng đường nét uốn lượn gợi nhớ đến những khúc uốn của san hô hay nếp nhăn của bộ não. Nhưng khi đứng ngang tầm nghệ sĩ Yamamoto Matoi, vòng tròn mờ dần và mở ra một không gian kì ảo. Khi ngồi cách xa tác phẩm chưa đến nửa mét, tôi tưởng tượng như đang nhìn về một bờ không gian xa xăm đang gợn sóng trong tâm trí. Hình dáng của nghệ sĩ thể hiện mờ dần ở phía bờ xa. Và tâm trí tôi bị cuốn hút vào từng đường nét trong mê lộ xa lạ này.

“Salt seems to possess a close relation with human life beyond time and space.”

Yamamoto, từng làm nhân viên ở bến cảng Nhật Bản, là một họa sĩ được đào tạo bài bản. Sau cái chết của chị gái vì ung thư não, anh bắt đầu theo đuổi nghệ thuật tạo hình bằng muối. Chị gái anh mất lúc chỉ mới 24 tuổi, và những tác phẩm trưng bày được Yamamoto tạo ra để tưởng nhớ cô, cũng như tìm cõi thiền định trong sự mất mát của mình. “Muối có những phẩm chất liên hệ mật thiết đến cuộc đời con người, vượt qua không gian và thời gian,” anh đã viết trong một email gửi NPR.

Tính biểu tượng và giá trị nghi thức của muối biển trong văn hóa Nhật Bản có vị trí rất quan trọng trong đời sống. Từ việc rải muối ở ngưỡng cửa sau đám tang để ngăn chặn các linh hồn; hay những nhúm muối nhỏ các chủ nhà hàng thường đặt trước lối vào tượng trưng cho sự thuần khiết; đến phong tục của võ sĩ sumo, rải một vốc muối vào vòng thách đấu trước khi bắt đầu (để xua đuổi tà ma)

JKR_3729

Tôi tự hỏi, liệu cái bóng tối lẩn khuất bên trong vòng tròn trắng tinh, với những họa tiết cuồn cuộn như bộ não, phải chăng là biểu tượng của những tế bào ung thư đang lây lan? Hay nó tượng trưng cho trí nhớ đang nhòa dần của Yamamoto về dáng hình của người chị gái, đã khuất hơn hai mươi năm đến nay. Nếu thật vậy, bản chất tự nhiên của những hình thu này truyền tải một thông điệp – bệnh tật, mất mát, và cái chết là những lẽ thường tình của thế giới  này, cũng như cuộc đời, niềm vui và những khám phá sáng tạo. 

Như cấu trúc hình thể hình học của tập Mandelbrot, những đường nét và sự tương tác nội tại của tác phẩm dường như được cầu thành bởi những quy luật đơn giản, nhưng tạo nên một kết quả rất tinh vi, phức tạp. Không một phần tử nào của tác phẩm có thể trùng lặp, mà chỉ tương tự, gần gũi. Ở một số vị trí, những đường nét khóa vào nhau như răng lược. Chúng tạo thành những sọc ngang dọc, những kênh dài và hẹp, những hình chữ T, những góc khóa 90 độ… Đôi khi lại có những đường xoắn ốc trước khi dừng lại.

Theo bước từng nét đơn lẻ, tôi nhận ra dường như không có đường khép kín. Các hành lang đều kết nối với nhau ở một điểm nhất định. Tôi len lỏi sâu hơn vào những hành lang mê hoặc này, trong tâm tưởng gợi lên nhiều câu hỏi độc thoại trái chiều: Sự nguyên khối, đồng nhất nhưng đồng thời tách biệt, riêng rẽ của hình hài khổng lồ này – từ những đường tinh thể muối, cấu thành từ phân tử, từ nguyên tử…
JKR_3733
Yamamoto tiếp tục rải những hạt cát bằng tay trái, đều đặn và chính xác, với mức tập trung cao độ. Tôi đứng lại và bật camera để lưu lại khoảnh khắc cao cả này, người nghệ sĩ một mình, trong không gian vang vọng.
Vài phút sau, anh dừng lại, thở một hơi dài, như trút bỏ sức ép nặng nề. Anh nghỉ ngơi đôi chút để duỗi thẳng tay chân, hoặc để tinh chỉnh vài hạt cát nằm lệch bằng một mảnh cạc tông nhỏ. Anh nhìn chúng tôi và khẽ cười chào đón, sau đó trở lại với công việc. Đôi lúc anh đứng dậy và dịch chuyển vài mét, đến một điểm được đánh dấu sẵn bằng băng keo. Những dấu băng keo đảm bảo chu vi của vòng tròn được giữ đúng vị trí.

JKR_3741

Khi xem tác phẩm của Yamamoto, tôi không thể không nhớ đến truyền thống mandala cát của Phật Giáo Tây Tạng. Các nhà sư khéo léo tạo các mandala (biểu trưng nghi thức của Phật Giáo, đại diện cho vũ trụ) bằng cát, sau đó phá hủy toàn bộ như nghi lễ công nhận và tôn vinh bản chất tạm bợ của cõi trần.

Khi hoàn thành các tác phẩm, muối sẽ được thu thập và trả về biển. Ở triển lãm Westminster, cả trăm kilogam muối Morton sẽ trở về Hồ Great Salt, khi xưa là một biển kín khổng lồ, cũng là nơi có quần thể đá Spiral Jetty, tác phẩm của Robert Smithson. Nếu có hứng thú, bạn có thể tham gia sự kiện này vào ngày 12 tháng 4 năm 2014.

“Tôi tin rằng muối có sức mạnh hàn gắn nỗi đau” Yamamoto đã phát biểu trong một đoạn ghi hình ở Utah, xung quanh là hồ muối phẳng, lóng lánh như mặt gương. “Đây là nơi tôi yêu thích nhất thế giới. Một nơi hoàn hảo.”

Also on dxMag

Write for dxMag

If you have something to say about art, design, or craft, please let us know!

(Một) 2 bình luận về “Thiền định trong tranh muối của nghệ sĩ Motoi Yamamoto”

Comment on this Article

Also on dxMag