Nhật kí Sài Gòn của Amanda Kievet

Tôi gặp Amanda ở Work Saigon, một không gian làm việc mở dành cho cộng đồng thiết kế ở quận 3. Trong những ngày tình cờ gặp mặt cô, tôi luôn thấy Amanda ngồi trước laptop và bàn vẽ Wacom, sắp xếp các bố cục thiết kế trên Indesign. Cô đang chuẩn bị cho buổi triển lãm ảnh đầu tiên ở The Observatory, với các tác phẩm ảnh của cô và 25 bản in sách ảnh duy nhất sẽ được trưng bày bán.

Bạn bắt đầu đến với ngành thiết kế từ bao giờ?

Tôi đã ở Việt Nam hơn sáu tháng, và tôi sẽ rời đi vào tuần tới. Sau khi hoàn thành đại học, tôi đến thẳng đất nước này, thực sự không có kế hoạch nào trong đầu… Kế hoạch B của tôi là dạy tiếng Anh. Sau đó, tôi đã phát hiện ra đam mê thiết kế của mình – thực sự tôi cũng không biết nó bắt đầu từ đâu… Có lẽ là ở đúng nơi, gặp đúng người, và mọi chuyện diễn ra tự nhiên. Tôi đến với Rice Creative và học được rất nhiều trong quá trình học việc, cũng như tự mình tìm hiểu thêm.

amanda-kievet-hemmornign2

Hãy kể thêm cho chúng tôi về những bức ảnh được triển lãm ở The Observatory.

Tình yêu với nghệ thuật thị giác của tôi bắt đầu với nhiếp ảnh. Tôi luôn mang theo máy chụp ảnh Olympus Stylus Epic bên mình. Điều tôi yêu thích ở camera này là ở những góc chụp khác, cao hay thấp, các chức năng tự động điều chỉnh giúp ảnh chụp tốt hơn. Nó là chiếc camera yêu thích của tôi, vì điều quan trọng nhất với dự án này là đa phần các shot chụp đều rất tự nhiên và bất ngờ – những tấm ảnh không được setup, dàn dựng trước. Vì vậy tôi đã bắt đầu chụp ảnh 6 tháng vừa qua. Để thử thách mình tạo ra một dự án gì đó để rèn luyện kĩ năng của mình – tôi nghĩ ra cách thiết kế những quyển sách ảnh này. Tôi đã thiết kế và in ở các tiềm photocopy địa phương.

amanda-kievet-3alleychill

Trước khi tổng hợp các ảnh chụp trong dự án, bạn đã chia sẻ các hình ảnh này trên mạng Internet. Bạn thường sử dụng những trang web nào?

Tôi thường chia sẻ trên trang Tumblr của mình. Tôi cũng có website riêng cũng như một bộ sưu tập các ảnh chụp yêu thích trên trang web trong gallery,  nhưng tôi thường post ngay một vài tấm ảnh mới nhất vừa rửa lên Tumblr để mọi người có thể theo dõi. Đôi khi tôi sử dụng Instagram nhưng chỉ dành cho các ảnh số.

amanda-kievet-2woman

Làm cách nào để chuyển đổi từ ảnh phim sang ảnh số?

Ở Sài Gòn mọi việc rất đơn giản. Thế giới của máy ảnh phim 35mm vẫn còn tồn tại ở đây. Có rất nhiều cửa hàng để mua phim với giá rẻ, và việc rửa ảnh cũng rất dễ dàng. Tôi thường gửi các cuộn phim chụp xong, và họ sẽ rửa và scan tất cả với giá 60,000 VND ($3), và những bản scan không tệ. Lúc trước tôi thường tự scan các bản in, nhưng ở Việt Nam tôi thường có sẵn các bản scan trên USB, sau đó chỉnh sửa một chút về màu sắc, và upload lên các kênh mạng xã hội của mình.

amanda-kievet-333-ga

Khi chụp bằng máy ảnh cơ, bạn không thể xem lại các ảnh chụp, cũng như chỉ có một số ảnh giới hạn trước khi phải thay phim – vì sao bạn lại thích sử dụng nó?

“Tôi vẫn nhớ về từng shot mình đã chụp. Điều đó khiến các tác phẩm ảnh trở nên quý giá.”

Tôi thực sự yêu máy ảnh cơ, nó là một cách làm việc hoàn toàn khác. Tôi bắt đầu nhiếp ảnh với máy ảnh số, vì tôi từng làm blog âm nhạc; nên ảnh số rất tiện cho các sự kiện âm nhạc, với số lượng ảnh không giới hạn. Nhưng sau khi chuyển sang phim và máy ảnh cơ, tôi bắt đầu thay đổi chủ đề sáng tác của mình vì số lượng ảnh giới hạn. Bạn luôn phải lưu ý về ISO của phim trong camera ở từng tời điểm. Tôi luôn cân nhắc trước khi chụp ảnh, nên tôi nghĩ câu trả lời gọn nhất là: Máy ảnh phim giúp ta tĩnh lại khi chụp ảnh. Tôi vẫn nhớ những trải nghiệm với máy ảnh phim, dù đôi khi những cuộn phim bị hỏng, tôi vẫn nhớ về từng shot mình đã chụp. Điều đó khiến các tác phẩm ảnh trở nên quý giá.

amanda-kievet-flood3

Điều đầu tiên bạn học được khi chuẩn bị cho triển lãm và sách ảnh này?

Tôi đã phải nghiên cứu rất nhiều về các tỉ lệ đẹp; tỉ lệ vàng và chuỗi Fibonacci. Tôi rất cố gắng sắp xếp các bố cục đẹp về hình thể hình học, cũng như nghiên cứu rất nhiều về cách bố trí của các tạp chí. Vì vậy điều đầu tiên tôi học được chính là quy tắc tạo nên những thiết kế cân đối hình học. Điều thứ hai sẽ là sử dụng  Indesign; tôi chưa từng sử dụng nó trước đây.

amanda-kievet-saigon-diary-the-observatory

Từ đâu bạn đã có được triển lãm ở Observatory?

Từ những lúc làm blog âm nhạc, tôi rất thích tổ chức những buổi hòa nhạc nhỏ. Thực ra mọi việc khá dễ dàng, khi liên lạc với mọi người họ thường sẽ giúp đỡ bạn tìm ra và hoàn thiện ý tưởng của mình.

Vì vậy tôi đã liên lạc với The Observatory – họ đã rất nhiệt tình giúp đỡ tôi. Tôi chỉ cần gửi một tin nhắn trên facebook, và họ đã hỏi tôi muốn tổ chức vào ngày nào, tôi chỉ cần đến vào ngày diễn ra để chuẩn bị. Đó là lí do tôi yêu thích Sài Gòn, với những người trẻ tuổi đang thực hiện những điều tuyệt vời. Bạn không cần phải là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp số một để có thể tổ chức những buổi triển lãm tại đây.

Lời kết

“Thiết kế nghĩa là tạo ra những giải pháp sáng tạo, và sử dụng bất kì công cụ nào cần thiết để đạt kết quả tốt nhất.”

Tôi muốn phỏng vấn Amanda vì tôi luôn thấy ấn tượng và thích thú với những người luôn tạo ra cơ hội cho bản thân. Có những ý nghĩ sai lệch rằng nhà thiết kế phải được đào tạo từ trường lớp, hoặc đơn giản là biết sử dụng Photoshop. Không. Thiết kế nghĩa là tạo ra những giải pháp sáng tạo, và sử dụng bất kì công cụ nào cần thiết để đạt kết quả tốt nhất.

Từ câu chuyện của Amanda, có rất nhiều bài học quý giá cho các nhà thiết kế trẻ. Amanda đang dần hoàn thiện mình để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp trong tương lai. Những hoạt động rèn luyện thường xuyên (như cách Amanda liên tục chụp ảnh) và đặt ra mục tiêu (tổ chúc một triển lãm, làm sách ảnh), cũng như học hỏi thêm điều mới (quy tắc thiết kế, Indesign) là sự kết hợp hoàn hảo.

Amanda dự định sẽ học cao học về Typography, nhưng tôi chắc rằng cô ấy sẽ rất sẵn sàng nói chuyện với các công ty thiết kế ở NYC để thực tập với kinh nghiệm thưc tế.

Các tác phẩm của Amanda

Also on dxMag

Write for dxMag

If you have something to say about art, design, or craft, please let us know!

(Một) 1 bình luận về “Nhật kí Sài Gòn của Amanda Kievet”

Comment on this Article

Also on dxMag